Là một trong những giống bưởi nổi tiếng tại Việt Nam, bưởi da xanh được xem là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: múi màu hồng, không hạt, vị thanh ngọt và lương nước cũng vừa phải. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh cũng đơn giản nên hầu như giống bưởi này được trồng rất nhiều trên cả nước và cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Bưởi da xanh phát triển tốt nhờ áp dụng tốt kỹ thuật trồng và chăm sóc |
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh – Chuẩn bị
a. Giống bưởi.
Bà con chỉ chọn duy nhất một giống bưởi da xanh và không được trồng xen cùng các loại cây có múi khác. Nên chọn các giống bưởi được chiết từ cành vì khi giống bưởi chiết rễ sẽ ăn ngang, tránh được tầng sinh phèn, cây mau ra quả và đặc biệt là có chất lượng quả giống như cây mẹ. Ngoài ra giống bưởi chiết cũng có tuổi thọ cao.
b. Đất trồng.
- Địa hình trồng bưởi da xanh nên tương đối bằng phẳng, có thể thoát nước nhanh. Bà con cần phân tích được chất đất để có chế độ phân bón thích hợp. Đối với những vùng đất trũng hay xẩy ra ngập úng cần đắp mô lên cao hơn so với mực nước hay bị ngập.
- Hố cây có thể đào thành hình tròn hoặc hình vuông với kích thước 120 cm x 120 cm và có độ sâu 30 – 40 cm. Không nên đào hố quá sâu vì có thể gặp tầng đất sinh ra phèn, dẫn đến tình trạng cây không phát triển hoặc bị chết. Mỗi hố trồng cây nên rải thêm 5 – 6 kg vôi bột để khử trùng, bón thêm 2 bao phân chuồng loại đã hoai mục cùng các loại vỏ dừa, rơm rạ, tro trấu.
- Nếu địa phương bà con có nguồn vỏ dừa nhiều thì nên tận dụng, đây là một loại nguyên liệu rất tốt cho việc trồng trọt. Sử dụng các loại máy băm nghiền vỏ dừa để sơ chế và sau đó phục vụ cho cây trồng.
Máy băm nghiền vỏ dừa động cơ 7,5Kw |
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh - Mật độ, kỹ thuật trồng.
- Trên mỗi ha bà con trồng khoảng 500 – 600 gốc, mỗi gốc cách nhau 4m, hàng cách hàng cũng 4m. Khi trồng bà con đặt giống cây bưởi vào giữa miệng hố và tiến hành lấp đất để phủ kín gốc. Hố cây không nên lấp đầy mà để hơi lõm ở giữa để thuận tiện hơn cho việc bón phân hữu cơ sau này, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước khi tưới. Bà con cũng có thể phủ thêm quanh gốc các loại phân xanh và rơm rạ để giữ ẩm cho cây.
- Thời điểm trồng thích hợp nhất là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Thời gian này sẽ giúp cây phát triển tốt nhờ vào nguồn nước từ lượng mưa tự nhên. Trong năm đầu bà con nên nhặt bỏ hết trái non, năm thứ hai để mỗi cây một vài quả, năm thứ ba giữ trái ở mức vừa phải và tăng dần vào các năm tiếp theo.
3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh sau khi trồng
- Phải thường xuyên giữ ẩm cho cây. Thường xuyên tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix…định kỳ mỗi tháng 1 -2 lần. Bà con cần cắt tỉa cành, tạo tán cấp 1, cấp 2, cấp 3 nhằm mục đích tạo cho cây có bộ khung cành đều, tán rộng, giúp cây quang hợp tốt.
- Đối với cây chưa có quả thì trước mỗi đợt cây ra lộc bà con tiến hành bón 1 lần. Thông thường 1 năm sẽ có 3 đợt vào các mùa xuân, mùa hạ và mùa thu.
- Đối với cây đã có quả bà con có thể bón 4 lần/năm. Sau khi thu hoạch quả bà con bón thêm phân hữu cơ + lân + đạm + vôi. Thời kỳ cây sáp ra hoa bón đạm + kali + Zinc. Trong thời kỳ cây có quả, để hạn chế rụng quả và giúp quả lớn nhanh bà con bón đạm + Kali + boron. Thời kỳ trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng bón sungar + kali.
Bưởi da xanh đến giai đoạn thu hoạch |
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh - Phòng chống sâu bệnh
a. Bệnh thán thư.
Bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện được bệnh khi còn sớm. Sử dụng Mancozeb 80WP, Daconil 75WP, Antracol 70WP để phun trực tiếp lên cây. Ngoài ra cây bưởi da xanh còn hay gặp một số loại bệnh khác như:
Bệnh chảy gôm: Sử dụng thuốc Boocdo, Alliette, Benlat
Bệnh loét lá, bệnh sẹo: Thường gây hại trên cành và lá. Bà con sử dụng Boocdo phun trực tiếp vào.
b. Sâu vẽ bùa.
Đây là loại sâu phá hoại rất mạnh vào thời kỳ cây bưởi còn nhỏ, chúng thường gây hại trên các cành, lá non và tạo vết thương cho lá cây từ đó bệnh loét sẽ xâm nhâp vào và phá hoại. Thời gian gây hại chủ yếu rơi vào từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm.
Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2% phun trực tiếp lên cây.
c. Sâu đục thân.
Đây cũng lã loại bệnh ảnh hưởng rất lớn đến bưởi da xanh. Bà con sử dụng thuốc O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục.
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh - Kích thích ra hoa, đậu trái
Bưởi da xanh là loại cây trồng ra hoa, kết trái quanh năm nên rất có lợi cho người nông dân, nhất là thời điểm các giống bưởi khác không cho quả. Bà con nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 – 8 tháng trước khi thu hoạch. Tuy nhiên bà con cũng không nên lưu trái quá nhiều trên một cây vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả.
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh - Thu hoạch
Thu hoạch lúc bưởi vừa chín tới , da căng và cắt luôn phần cuống trái. Không để bưởi chín quá hoặc chưa chín tới vì lúc này bưởi sẽ có chất lượng kém. Đây là loại cây dễ trồng nên chỉ cần bà con nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh thì hiệu quả mà nó mang lại là rất tốt.
Chúc bà con thành công!
3:31 AM
Tags :
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
,
Tin Tức Online
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments